Kết quả tìm kiếm cho "Sửa đổi Hiến pháp năm 2013"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 625
Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vừa ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 6/5 và hoàn thành vào ngày 5/6.
Một trong những công tác lập hiến, lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV là xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Bên lề hành lang Quốc hội, một số Đại biểu đã có những chia sẻ về tầm quan trọng của việc sửa đổi này.
Bắt đầu từ hôm nay (6/5) sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong 30 ngày. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Chiều 5/5, với 452/452 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ngày 5/5, Quốc hội khóa XV bước vào kỳ họp thứ 9, một kỳ họp được nhận định mang tầm lịch sử, với nhiều quyết sách trọng đại sẽ được đưa ra. Kỳ họp kéo dài trong 2 tháng (thông thường chỉ 1 tháng), chia thành 2 đợt. Đợt 1, từ ngày 5/5 đến 29/5; đợt 2, từ ngày 11/6 đến 28/6.
Bộ trưởng Tư pháp vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Điểm hội tụ chiến lược sau 40 năm đổi mới đất nước đang đem đến cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn Cách mạng mới.
Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố, bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã, một trong những vấn đề quan trọng, khó khăn đặt ra là: Số lượng cán bộ, công chức (CBCC) ai ở, ai đi, được bố trí như thế nào để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới?
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) gồm 8 chương, 61 điều (giảm 1 chương và 33 điều so dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp 8). Nội dung dự thảo có nhiều thay đổi lớn, như: Sửa đổi, bổ sung quy định về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; sửa đổi quy định về hệ thống thông tin thị trường lao động; bổ sung quy định về tư vấn viên dịch vụ việc làm, đăng ký lao động, phát triển kỹ năng nghề; quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…
Chiều 18/4, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương có buổi tiếp xúc cử tri phường Long Châu (TX. Tân Châu) trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.